Tản mạn về trường ca Cuộc chiến mười ngàn ngày

23/10/2022 17:46
GS.TS Nguyễn Hồng Hải Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Ngành luyện kim

 

Đọc tựa đề của trường ca, tôi sực nhớ đến câu thơ của Tố Hữu:

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân đầu gối vẫn săn gân

Mà đây, viết về “một cuộc chiến chục ngàn ngày lịch sử”, chắc chắn “bắp tay” phải rất “săn gân”!

Tản mạn về trường ca Cuộc chiến mười ngàn ngày

Bìa cuốn sách "Cuộc chiến mười ngàn ngày" của tác giả Hữu Đạt, do NXB Công an Nhân dân xuất bản năm 2015.

Tuy làm về Khoa học tự nhiên, nhưng tôi cũng biết rằng viết trường ca chắc chắn là rất khó. Viết trường ca, không những phải có “thơ lực” khủng mà còn phải nuôi dưỡng được cảm hứng sáng tác ngày này qua tháng khác. Hữu Đạt viết trường ca này trong 3 năm, chứng tỏ nhà thơ phải nuôi dưỡng “túi thơ” của mình như thế nào, nhất là trong cái thời buổi “cơm áo không đùa với khách thơ”!

Tôi thích thơ Hữu Đạt khi anh viết về những cuộc chia ly. Mười ngàn ngày, biết bao cuộc chia ly, đến nỗi “mỗi căn buồng đều có cuộc chia ly” đẫm nước mắt, đến “hoen ố cả vầng trăng”, những cuộc chia ly mà “tiếng ve ngân” nghe day dứt, “cành sấu rơi” cũng não lòng. Nhưng biết làm sao được, cuộc chiến những mười ngàn ngày dài đến vô tận:

“Ông hành quânCha hành quânCháu cũng hành quân”

Ba thế hệ hành quân. “Lớp cha trước lớp con sau, đã thành đồng chí trong câu quân hành”. Đất nước mình trong những năm chiến tranh là như thế, cho nên “chẳng có nơi nào trên trái đất” mà cảnh chia ly lại diễn ra ở khắp mọi nơi như thơ Hữu Đạt:

“Trong mỗi căn nhà đều có mầu áo línhTrong mỗi góc phố đều có người ra trậnTrong mỗi căn buồng đều có cuộc chia lyTrong mỗi chiều đều có người mẹ khócHay tin con chết trận chẳng trở vềChẳng có nơi nào trên trái đấtHòn Vọng Phu vợ hóa đá chờ chồngBao tháng năm héo mòn trong nước mắtcủa đêm dài góp lại hóa thành sông”

Và sau những cuộc chia ly đó “ai đếm được những đau thương đổ vỡ, mỗi trái tim người thành vết sẹo không tên”. Đau thương lắm chứ. Nỗi đau dồn lên tấm thân gầy của bao bà mẹ:

“Đêm thom thóp chập chờn trong giấc ngủMơ thấy con chết trận chẳng trở vềNụ cười héo trên bờ môi nứt nẻBóng vật vờ chao đảo giữa đêm khuya”

Chỉ bốn câu thơ, tác giả cũng đã lột tả được nỗi đau tột cùng của mẹ. Anh, dòng tên đã khắc vào đá núi, còn mẹ, “vóc thân gầy đã hoá dáng núi sông”. Rất đau thương nhưng cũng rất hào hùng, vì “lịch sử đã chọn ta làm điểm tựa”, và:

“Đất nước viết thêm nhiều trang sửRất oai hùng mà cũng rất đau thương”

Trong trường ca của Hữu Đạt chất bi tráng luôn là hình tượng gắn với quê hương đất nước. Đó là những hình ảnh rất gần gũi và rất thiêng liêng:

Lúa vàng lại chín đồng quêLại vui tiếng cối sớm khuya mẹ giàDặt dìu rutiếng ầu ơNgang bờ tre tiếng gió đưa giọng hòTrên sông ngang một con đòChèo khuya nước vỡđôi bờ trăng trong...

Bức tranh quê thanh bình quá. Đọc những câu thơ mà thấy lòng mình quá bình yên. Quê đẹp như tranh, nên dù có đi đâu về đâu Hữu Đạt cũng nhớ đến quê mình. Đi đâu cũng thấy:

“...phảng phất bóng quê mìnhVới bờ tre nơi cuối xómVẫn có tiếng gà xao xácLúc đang trưavẫn có tiếng mẹru hời                  Và tiếng đò đưa...”

Với nhà thơ, quê hương chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn. Nếu bạn đã đọc Ê-xê-nhin, một nhà thơ nổi tiếng của nước Nga, thì bạn sẽ thấy những vần thơ quá đẹp. Và nếu bạn đến quê của ông thì bạn sẽ hiểu được vì sao ông làm thơ hay như vậy. Vào mùa thu bạn sẽ thấy những tán cây vàng rực, nhũng cành lá đỏ tía, bầu trời xanh như ngọc... tất cả tạo nên một gam sắc tuyệt vời. Đến đây bạn cũng có thể hiểu được vì sao Levitan lại có bức tranh tuyệt phẩm “Mùa thu vàng”.

Tôi cũng đã từng đến quê của Hữu Đạt, một miền quê rất đẹp, không có mùa thu vàng nhưng lại có “chiều vàng mầu cúc chân đê”, “cây gạo cựa mình rực đỏ”, không có bầu trời xanh ngọc nhưng lại có “vầng trăng mỏng mảnh lưng trời”.Có lẽ Hữu Đạt là người hi hữu trong làng thơ nhìn thấy buổi chiều vàng mầu hoa cúc! Nghe đã thấy thu sang... Và tôi cũng đã hiểu vì sao trong anh lại nuôi dưỡng nhiều tình cảm về quê hương đến vậy.

Viết về một cuộc chiến mười ngàn ngày Hữu Đạt đã viết về thế hệ của anh - Thế hệ chúng tôi, “một thế hệ được khoác bao ngôn mỹ” “của một thời bát ngát lạc quan”. Và “trái tim sáng như trăng rằm tháng bảy”, sẵn sàng xung phong lên đường cứu nước, lại  “có cả niềm vui ... dù ra trận”, và biết trước “có thể mai chưa chắc đã quay về”. Đó là thế hệ “lớn lên thời trận mạc”, sẵn sàng chấp nhận hy sinh:

“Đã ra đi thanh thản đến tột cùngChết giản dị trong sắc mầu áo lính”

Vâng, họ còn quá trẻ để chết! Chết khi mà hồn còn “đẫm văn chương”, hồn còn “ngát hương bay”! HĐ thốt lên: “Ai đếm được những đau thương đổ vỡ /Dòng họ nào cũng có khăn tang?”Thế hệ chúng tôi là một thế hệ rất đáng tự hào, dù  “hy sinh bằng giá đắt” nhưng đã trở thành ngọn đuốc trong cuộc đối đầu lịch sử.

Trong nhiều trang thơ, Hữu Đạt tỏ ra tự hào về những người bạn của mình, những người đồng đội đã “chết sáng như ánh sao Khuê”. Ho ra đi, nhưng còn lại “mãi mãi tuổi 20”! Đó là những cái chết khiến cho Tổ quốc trở thành bất tử!

Trường ca của Hữu Đạt còn là sự biết ơn với những người lính chiến. Vì thế lời thơ anh rất xót xa khi nhìn những người lính trở về lại đầy vất vả, lam lũ:

Thương biết mấy những ai chinh chiếnSống chết đạn bom vết tích đầy ngườiÁo trĩu nặng huân chương đỏ ngựcMà lại nghèo đến rớt mùng tơiĐó là những hàng trai chiến chinh qua cuộc chiến trở về:“Tóc bạc trắng như ông già cổ tíchLại sống đời thường lam lũ chốn đồng quê”Thương họ, nhà thơ day dứt, khi nghĩ về tầng lớp cán bộ hôm nay:“Mọi cán bộ sẽ trở thành đầy tớTận tuỵ vì dân sống chết cũng vì dân”Nhưng chắc còn rất lâu mới trở thành hiện thực, bởi vì vẫn còn có:“...những bàn tay tội ácKhoác trên mình chiếc áo “Nhân dân”Sống loanh quanh chỉ biết có đồng tiềnĐâu hiểu được nỗi đau thế hệMáu vẫn còn đẫm cả mỗi cột biên”

Lịch sử nước ta trải quá rất nhiều thách thức. Và “Trận đánh cuối cùng” chắc chưa phải là “cuối cùng”. Còn rất nhiều trận đánh không khói súng. Rất nhiều viên đạn bọc đường khi “Đất nước chuyển mình”. Hữu Đạt nhiều lúc đau đáu, thậm chí  giận dữ! Bởi vì có những kẻ “chữ nghĩa chưa đến một ngao, thời đánh giặc chỉ nhởn nhơ dạo phố ”bỗng trở nên “quá mức sang giàu”, còn những người huân chương đỏ ngực “lại nghèo rớt mùng tơi!” . Đọc những dòng thơ này của Hữu Đạt ai không trăn trở, đau xót? Xót xa vì nhiều thứ quí giá đã mất đi. “Chữ nhân nghĩa không còn thiêng liêng nữa”! “Câu tắt lửa tối đèn không còn thiêng liêng nữa”! “Những đồng lúa, rặng tre không còn nữa”! “Thôn xóm mỗi chiều không còn yên tĩnh nữa”! “Chân lý không còn ngự trị ở đỉnh cao”! Rất nhiều thứ không còn!...

Có trang thơ câu “đổi mới chông gai đầy thử thách” được nhà thơ nhắc tới 2 lần.Chông gai thử thách gấp đôi! Nhưng có lẽ có một thứ ở nhà thơ chưa mất:

Tin vào Đảng ta sẽ giành thắng lợi

Vâng, chưa mất niềm tin, chưa mất hy vọng thì ta vẫn còn tất cả. “Không thể để sự diệt vong chế độ”, không thể để “máu của ức vạn người đã đổ” trở nên vô nghĩa! Rất “thương Đất nước oằn mình trong đau khổ” nhưng tin rằng “đến ngày Tổ quốc sớm hồi sinh”. Và có vẻ như ngày ấy đang đến trong một cuộc đốt lò vĩ đại. Mong ước của nhà thơ một thập kỷ trước đang trở thành hiện thực! 

Hữu Đạt là nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, và trên tất cả anh là một nhà giáo. Một nhà giáo chân chính không thể không trăn trở với nền giáo dục nước nhà, khi mà nền giáo dục bị thương mại hoá đến mức “những con chữ ôi riu vẫn đắt như vàng”. Và những dự báo của nhà thơ “sách cải cách quá nhiều điều bát nháo” đã hơn mười năm rồi vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

 “Cuộc chiến mười ngàn ngày” không phải chỉ là một bản anh hùng ca. Nó là một bài học lịch sử. Có rất nhiều đau thương, mất mát, trăn trở, day dứt trong đó. Rất nhiều thách thức. Nhưng nếu phải làm một “cuộc chiến mười ngàn ngày” khác thì nhất định ta sẽ vẫn bước tiếp trên con đường mà đồng đội ta đã ngã xuống. Không thể khác được:

Thế hệ chúng mìnhLại bước tiếp cuộc đi

Đọc trường ca chắc phải đọc rất nhiều lần mới thấm được từng thớ chữ. Là một nhà giáo chuyên về Khoa học tự nhiên, nay xin góp vài lời bình luận để chia sẻ thành công của Hữu Đạt ở thể loại trường ca và tình cảm của bạn đọc với tác giả.

"Nghề nghiệp vẫn là thứ tôi say mê" Hoàng Kim Ngọc đi tìm "dấu vân chữ" Lữ Mai ra mắt trường ca “Hồi sinh” ủng hộ trẻ em mồ côi vì COVID-19

Theo Nguồn laodong.vn

Tản mạn về trường ca Cuộc chiến mười ngàn ngày - Văn Hóa